Cử tri quận Thanh Xuân đề nghị
thành phố quản lý chặt chẽ các khu đất của các đơn vị sau di dời. Tổ chức đấu
giá công khai minh bạch, để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
Cần công khai đấu giá các khu
đất sau di dời
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri trước
và sau kỳ họp thứ 4 HĐND TP, với những phản ánh, kiến nghị của cử tri Hà Nội về
nhiều vấn đề bức xúc.
Trong đó vấn đề về quản lý đô thị, quy hoạch, đất đai được cử
tri nhiều quận, huyện đề cập. Cử tri quận Thanh Xuân đề nghị thành phố quản lý
chặt chẽ các khu đất của các đơn vị sau di dời. Tổ chức đấu giá công khai minh
bạch, để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
Trả lời kiến nghị này
của cử tri, theo UBND TP Hà Nội tại Quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch (ban
hành kèm theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ) quy định các hình thức xử lý đất tại vị trí cũ sau di dời như: Cơ quan, tổ
chức, đơn vị, DN phải di dời thực hiện bán tài sản gắn liền với đất, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
phải di dời để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng. Đối với doanh nghiệp phải di dời tự làm chủ đầu tư hoặc liên
doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện
chuyển mục đích sử dụng đất.
Ghi nhận tại quận
Thanh Xuân, nhiều cao ốc mọc lên trên nền những nhà máy, xí nghiệp cũ. Sau khi
di dời, thay vì nhường đất cho công viên, cây xanh thì biến thành những chung
cư cao tầng.
Như khu vực đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân), cách gần chục
năm, đường Nguyễn Tuân là thủ phủ đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công
nghiệp nhẹ, tên tuổi một thời như Dệt Mùa Đông, Xe đạp Thống Nhất, hay Xe buýt
Hà Nội... Đến nay trên các khu đất đều mọc lên những dự án nhà cao tầng. Khảo
sát trên tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân), với chiều dài toàn tuyến chỉ
khoảng 1,1km tuy nhiên trên đường Nguyễn Tuân lại có khoảng hơn 10 dự án chung
cư với khoảng 25 tòa nhà phân bố dọc 2 bên đường. Những người mua nhà tại đây
lại thêm lo lắng khi dự án mở rộng con đường nhỏ hẹp này được Hà Nội gác lại.
Nhiều dự án với quy mô lớn có địa chỉ tại những tuyến đường khác nhưng vẫn mở
cổng đi ra lối Nguyễn Tuân như Times Tower hay Imperia Garden.. Ngay đó, đường
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng… cũng dày đặc cao ốc.
Theo lý giải của UBND TP Hà Nội, việc sử dụng quỹ đất sau di dời
để xây dựng trường học cần căn cứ hình thức xử lý nêu trên và phải phù hợp quy
hoạch. Trên cơ sở hình thức xử lý đất sau di dời của từng đơn vị, thành phố tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013. “Thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản ngày 7/3/2017, thành phố đã
chỉ đạo tạm dừng thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ”, báo cáo nêu rõ.
Lo ngại phê duyệt nhiều khu nhà
ở cao tầng trong nội đô
Cử tri Hà Nội cũng nêu đề nghị thành phố không xây dựng nhiều
chung cư mới cao tầng trong trung tâm làm ảnh hưởng giao thông-đô thị của Thủ
đô.
Cử tri quận Hoàn Kiếm, đề nghị thành phố chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát đối với trách nhiệm của các Sở ngành, thành phố quận, huyện liên quan đến
dự án xây dựng nhà ở, trong đó các dự án nhà ở chung cư cao tầng.
![]() |
Thêm chú thích |
Trả lời vấn đề này, theo UBND TP Hà Nội liên quan đến dự án xây
dựng nhà ở, thành phố có văn bản về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản, đặc biệt các dự án Vinhomes.
Trong đó giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện…
như: Sở Kế hoạch- Đầu tư theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư dự án bất động sản
triển khai đầu tư xây dựng đảm bảo tiến độ; Tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự
án có tiến độ thực hiện dự án chậm so với tiến độ đã được phê duyệt, xác định
rõ nguyên nhân.
Thành phố giao Sở TN-MT chủ trì kiểm tra, rà soát, tổng hợp danh
mục các dự án bất động sản đã được bàn giao đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng
phải xử lý theo quy định.
Thành phố cũng yêu cầu các sở ngành, trong quá trình thẩm định
các đồ án quy hoạch xây dựng, thẩm định chủ trương đầu tư, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng đối với các dự án bất động sản cần thực
hiện kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án (nhất là các dự án
cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp), bảo đảm
tuân thủ pháp luật. Ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát
tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai.
Thành phố cho rằng, kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các
công trình cao tầng trong khu vực nội đô theo đúng Quy hoạch chung đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, không để xảy ra quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội của khu vực.
Hà Nội yêu cầu công bố công khai các dự án bất động sản đang thế
chấp ngân hàng, các dự án không thực hiện bảo lãnh; Công bố công khai các dự án
chậm tiến độ, các dự án đã được giao đất nhưng chủ đầu tư chậm trễ trong việc
xác định nghĩa vụ tài chính của dự án, các dự án chủ đầu tư chậm trễ trong việc
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người
dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét